ChatGPT là gì?
Homestech
Thứ Bảy,
04/02/2023
ChatGPT là gì mà chỉ sau 40 ngày ra mắt chính thức đã vượt mốc 10 triệu người dùng hằng ngày, phá vỡ mọi kỷ lục trước đó.
ChatGPT là viết tắt của 'Chat Generative Pre-trained Transformer' - là một mô hình ngôn ngữ lớn được huấn luyện bởi OpenAI để trả lời các câu hỏi của người dùng với những thông tin được cập nhật đến cuối năm 2021.
Cha đẻ của ChatGPT là ai?
Cha đẻ của ChatGPT là tập đoàn OpenAI. Nhà sáng lập của OpenAI là Elon Musk, Sam Altman, Greg Brockman, Ilya Sutskever, Wojciech Zaremba và John Schulman. Tuy nhiên, không có thông tin rõ ràng về ai trong số họ đã sáng lập ra mô hình ngôn ngữ ChatGPT cụ thể.
ChatGPT có thể hiểu được bao nhiêu thứ tiếng?
ChatGPT được huấn luyện trên dữ liệu với nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Anh, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, mô hình chủ yếu hoạt động tốt nhất với tiếng Anh và có thể còn có một số hạn chế khi trả lời các câu hỏi trong các ngôn ngữ khác.
ChatGPT có thể thay thế con người không?
ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ được huấn luyện sử dụng cơ sở dữ liệu lớn và công nghệ deep learning để trả lời các câu hỏi của người dùng. Nó có thể hoạt động tốt trong một số trường hợp và giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể, nhưng chưa thể thay thế con người trong mọi lĩnh vực. Con người vẫn còn cần thiết cho nhiều tác vụ quan trọng, bao gồm xử lý cảm xúc, suy nghĩ sáng tạo và giải quyết các vấn đề phức tạp.
ChatGPT có thể sử dụng ở Việt Nam không?
Có, ChatGPT có thể sử dụng ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Nó là một mô hình ngôn ngữ được huấn luyện trên Internet và có thể truy cập từ bất kỳ nơi nào có kết nối mạng. Tuy nhiên, việc sử dụng và truy cập mô hình có thể bị giới hạn bởi một số rào cản kỹ thuật hoặc luật pháp.
ChatGPT có thu phí người dùng không?
Một số công ty có thể sử dụng ChatGPT trong các dịch vụ của họ và yêu cầu người dùng thanh toán một phí cho việc sử dụng dịch vụ đó. Tuy nhiều các nền tảng mở để truy cập và sử dụng ChatGPT miễn phí. Bạn cần kiểm tra các điều khoản và điều lệ của từng nền tảng để biết rõ về các chi phí có thể liên quan đến việc sử dụng ChatGPT.
Ứng dụng của ChatGPT vào công việc, học tập, đời sống hiện nay
Khi ChatGPT ra mắt, người dùng muốn tra cứu đã bắt đầu trò chuyện với AI này thay vì tìm kiếm thông tin trên Google. Với sự hiểu biết sâu rộng đa lĩnh vực của ChatGPT, các thắc mắc của họ đã được giải quyết chỉ sau vài giây. Công cụ hoạt động giống như một cuộc trao đổi giữa người với người.
ChatGPT được đánh giá là "trả lời câu hỏi như người thật", có thể trình bày ý tứ một cách logic, có chiều sâu và cực kỳ trôi chảy cho các câu hỏi phức tạp. Theo truyền thông quốc tế, ChatGPT có thể trả lời lưu loát đầy đủ các câu hỏi mà người dùng đưa ra, bất kể là thắc mắc về lĩnh vực gì.
Được đánh giá là công cụ mạnh hơn bất cứ chatbot nào từng có trước đây, ChatGPT được cho là có thể viết kịch bản, viết tiểu luận, viết content, làm toán, giải bài tập ngoại ngữ… Cùng với đó, ChatGPT còn có thể làm thơ, soạn nhạc, viết thư, thiết kế và thậm chí là cả sửa lỗi trong lập trình. Nhiều người đã sử dụng ChatGPT để làm những việc trên, khiến cho AI này ngày càng thông minh hơn.
Tóm lại:
ChatGPT là một công cụ trí năng nhân tạo có thể giúp ích cho một số việc. ChatGPT có thể đưa ra những câu trả lời tương đối (chỉ 'tương đối') khả tín. Thời gian để có câu trả lời tương đối nhanh, đa số các câu hỏi đơn giản chatGPT chỉ mất vài giây là có câu trả lời. Tuy nhiên, có nhiều câu trả lời của chatGPT không đáng tin cậy, thậm chí sai hoàn toàn, và do đó không nên xem những câu trả lời đó là thông tin để tham khảo.
Một điểm quan trọng cần chú ý là những câu trả lời của chatGPT chỉ là loại kiến thức bề mặt, nên thiếu chiều sâu một cách nghiêm trọng. Có vẻ chatGPT thiếu khả năng hiểu sự phức tạp của ngôn ngữ con người và đàm thoại chuyên sâu, nên những câu văn nó chỉnh sửa rất tầm thường và không có tính tinh tế của cách dùng chữ. Có lẽ chatGPT được 'huấn luyện' dựa vào những thông tin đầu vào (input) mà nó không thể nào hiểu hết câu chữ đằng sau những thông tin đó, nên nó đưa ra bản sửa khá nông cạn, và không phân biệt được bối cảnh của cách dùng chữ.
Thật ra, nhà sản xuất chatGPT cũng có viết rõ rằng mặc dù những người kiến tạo ra ChatGPT đã có nhiều biện pháp giảm các sai sót, nhưng nó có thể thỉnh thoảng đưa ra những thông tin sai lệch hay cho ra những nội dung mang tính thiên lệch và xúc phạm. Câu tuyên ngôn của nhà sản xuất có ý nghĩa lớn đến vấn đề đạo đức trong việc sử dụng chatGPT.
Cũng như bất cứ công cụ trí năng nhân tạo nào, chatGPT lệ thuộc vào những dữ liệu đầu vào. Nếu dữ liệu đầu vào là rác thì câu trả lời (đầu ra) cũng là rác rưởi. Trong tương lai, chatGPT có thể tốt hơn, nhưng hiện nay thì nó chưa thể là một công cụ đưa ra những lời khuyên y tế, càng không thể là một công cụ để viết văn khoa học.